Thành phố Thủ Đức đã chính thức được thông qua sau gần 2 năm chính quyền TPHCM xúc tiến xin thành lập Thành phố Thủ Đức (hay Thành phố phía Đông) trực thuộc thành phố hiện hữu. Hãy cùng theo dõi bài viết tổng hợp các thông tin liên quan đến mục tiêu chiến lược, các bước triển khai và mô hình ý tưởng phát triển Thành phố Thủ Đức tại bài viết dưới đây.

Chiều 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM với tỷ lệ đồng ý 100%.

Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của UBTVQH có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021; theo đó thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.

Sau khi thành lập, TP Thủ Đức rộng trên 211 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn một triệu người; nằm giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.

Kể từ ngày 22/01/2021, tất cả các hoạt động điều hành và sử dụng con dấu sẽ do chính quyền địa phương của Thành phố Thủ Đức thực hiện.

Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng sáng tạo là định hướng mới của TP.HCM. Chính quyền thành phố mong muốn hình thành một khu đô thị sáng tạo nằm trên trục phát triển hướng đông – đông bắc về phía quận 2, quận 9, quận Thủ Đức để hình thành 1 đơn vị hành chính mới tạm gọi là Thành phố phía Đông hay Thành phố Thủ Đức.

Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức 1111/NQ-UBTVQH14
Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức (1111/NQ-UBTVQH14)

Thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ 49,79km2 diện tích tự nhiên, 171.311 người của quận 2; toàn bộ 113,97km2 diện tích tự nhiên, 310.107 người của quận 9 và toàn bộ 47,80km2 diện tích tự nhiên, 532.377 người của quận Thủ Đức. Sau khi thành lập, TP Thủ Đức có 211,56km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người”

Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức được quốc hội thông qua chiều 9/12/2020
Xây dựng Khu đô thị sáng tạo

Các bước triển khai đề án Thành phố Thủ Đức
– Ngày 23/11/2019: UBND TP.HCM trao giải nhất cho đội Sasaki – Encity về ý tưởng quy hoạch khu đô thị sáng tạo phía đông.
– Tháng 11/2019: Bí thư Thành uỷ TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định quyết tâm thực hiện Khu đô thị sáng tạo TP. HCM
– Ngày 24/4/2020: UBND TP.HCM thành lập Ban chỉ đạo về xây dựng khu đô thị sáng tạo phía đông gồm 22 thành viên, do ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND TP.HCM, làm trưởng ban.
– Tháng 5/2020: Sở Nội vụ đã có tờ trình UBND TP.HCM về phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và bổ sung việc sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức để hình thành đơn vị hành chính là thành phố trực thuộc TP.HCM (tạm gọi là Thành Phố Phía Đông).
– Ngày 25/5/2020: Sở Quy hoạch – kiến trúc đề xuất điều chỉnh quy hoạch 1/2.000 khu Linh Trung, Tam Đa, Trường Thọ để sớm thực hiện các dự án trong khu đô thị.
– Ngày 25/7/2020: tại hội nghị Thành ủy, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết tên gọi của thành phố mới ở phía Đông sẽ được thống nhất sau khi đề án được Quốc hội thông qua. Trong thời gian chờ đợi, thành phố trong tương lai sẽ tạm lấy tên là Thành phố Thủ Đức.
Vào giữa tháng 8/2020, tại buổi làm việc của Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ đề án Đề án thành lập thành phố trực thuộc TP HCM – thành lập TP Thủ Đức (thành phố phía đông của TP.HCM).
Ngày 20/09/2020: Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất lộ trình, phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức nhằm phục vụ đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019-2021 và bố trí trụ sở làm việc.
Theo đó, Sở Nội vụ đề xuất chọn trụ sở UBND quận 2 (tại phường Thạnh Mỹ Lợi) làm nơi đặt trụ sở Thành ủy TP Thủ Đức.
– Ngày 3/10/2020: Cử tri của quận 2, 9 và quận Thủ Đức (TP.HCM) bỏ phiếu về việc sáp nhập ba quận thành một đơn vị hành chính cấp huyện.
– Ngày 12/10/2020: 100% đại biểu HĐND TP HCM thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập ba quận 2, 9, Thủ Đức và 19 phường vào năm 2021.
Ngày 10/11/2020: Chính phủ công nhận kết quả rà soát, đánh giá khu vực thành lập TP Thủ Đức là Đô thị loại 1 trực thuộc TP HCM, theo đề nghị của Bộ Xây dựng.
– Ngày 12/11/2020: Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM.
Ngày 9/12/2020: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM với tỷ lệ đồng ý 100%, chiều 9/12.
Nghị quyết của UBTVQH nêu thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. (Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021)

Đô thị loại 1, trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam là nơi giữ vai trò trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh. Ngoài 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP HCM, cả nước hiện có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Vùng đất Thủ Đức có truyền thống lịch sử lâu đời, với nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Năm 1911, quận Thủ Đức thuộc tỉnh Gia Định; năm 1975 đổi thành huyện Thủ Đức thuộc TP Sài Gòn – Gia Định; năm 1976 là huyện trực thuộc TP HCM. Năm 1997, ba quận mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ Đức gồm quận 2, quận 9, quận Thủ Đức. Ba quận này có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP HCM và các tỉnh đông nam bộ. Sau hơn 20 năm phát triển, 3 quận trên đạt được những kết quả quan trọng với nhiều thành tựu vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, hạ tầng cơ sở có nhiều phát triển. Nhiều cơ sở kinh tế, giáo dục đào tạo, hạ tầng mới được hình thành.

Mục tiêu xây dựng và chức năng của khu đô thị sáng tạo

Mục tiêu là để xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh).

Ngoài ra, khu vực này có hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện như Xa lộ Hà Nội, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành-Dầu Giây, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng…

Do đó, việc sáp nhập 3 quận và hình thành thành phố phía Đông để trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế, với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của TPHCM và vùng Đông Nam bộ.

Ngoài ra, theo Sở Nội vụ, việc quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác phía Đông thành phố cũng phù hợp với định hướng phát triển không gian Vùng TPHCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 và các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 1/8/2018 về Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

chuc nang thanh pho phia dong

Việc xây dựng thành phố Thủ Đức, nếu được triển khai thành công, sẽ góp phần giải quyết hai vấn đề có tính chiến lược của Việt Nam gồm: tạo ra làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0, và tăng cường khả năng an ninh quốc phòng trước những diễn biến hết sức phức tạp của tình hình trong khu vực và trên thế giới.

Thành phố Thủ Đức (Thành phố phía Đông) được chính quyền TP HCM ấp ủ từ nhiều năm qua trên cơ sở sáp nhập 3 quận phía Đông thành phố là Thủ Đức, 2 và 9 với tổng diện tích 211 km2 và hơn một triệu dân.

thành phố Thủ Đức
Thành phố Phía Đông sẽ gồm ba quận: 2, 9 và Thủ Đức.

Việc Thủ Đức lên thành phố dựa trên 3 nền tảngKhu công nghệ cao quận 9 (nơi tập trung các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước về khoa học, công nghệ), Đại học Quốc gia ở Thủ Đức (nơi đào tạo đại học, nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học với 15 trường đại học trên 100.000 sinh viên) và trung tâm tài chính ở Thủ Thiêm quận 2. Với 10% dân số và diện tích, đây được cho là vùng động lực phát triển của thành phố, ước tính đóng góp 30% GDP của TP HCM, tương đương 4-5% GDP cả nước.

Đồng thời, Thành phố phía đông được định hướng thành 6 trọng điểm sáng tạo, bao gồm Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Trường Thọ, Tam Đa, Đại học Quốc gia và Khu công nghệ cao. Sự phân cụm này tập trung vào việc phát triển có trọng tâm và chọn tiếp cận hình thành các khu đô thị trước.

https://www.annhome.vn/tien-do-thi-cong-dai-hoc-fulbright-viet-nam-tai-khu-cnc-tp-thu-duc

Quy mô của Thành phố Thủ Đức (Thành phố phía Đông)

Sau khi sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính là thành phố phía Đông trực thuộc TPHCM, có tiêu chuẩn quy mô dân số hơn 1 triệu người, diện tích tự nhiên gần 212 km2.

quy mo khu do thi phia dong
Quy mô khu đô thị phía đông

Theo ý tưởng quy hoạch của Sasaki, TP Thủ Đức trong tương lai sẽ có 6 trung tâm quan trọng gồm: (1) Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm; (2) Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; (3) Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn; (4) Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia TP HCM); (5) Khu công nghệ sinh thái Tam Đa và (6) Khu đô thị tương lai Trường Thọ.

Khu đô thị sáng tạo – Thành phố phía Đông

Cụ thể như sau:

1. Trung tâm công nghệ tài chính TP Thủ Đức – Thủ Thiêm

Thủ Thiêm trong nhiều năm nay được quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị hiện đại nhờ lợi thế về vị trí nằm dọc sông Sài Gòn, tiếp giáp với khu vực đô thị lõi trung tâm Tp.HCM, và được kết nối với nhiều cây cầu bắc qua sông Sài Gòn. Được quy hoạch trở thành trung tâm tài chính của Tp.HCM.

tp thủ đức

Quy hoạch tổng thể Thủ Thiêm có diện tích 647ha, là một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của thành phố Hồ Chí Minh, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí.

2. Khu thể thao và sức khỏe – Rạch Chiếc

Khu vực này được quy hoạch định hướng là nơi kinh doanh thể thao và chăm sóc sức khỏe ở khu vực Đông Nam Á. Là khu vực nhấn mạnh tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh như một điểm đến quốc tế trong y học thể thao, các ngành nghề về thể thao,…

Hạ tầng kết nối giao thông liên vùng thuận tiện, trong đó có cảng hàng không, đường cao tốc, đường vành đai, metro… trở thành điểm đến sáng tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thể thao giải trí của khu vực. Các khu vực phát triển tích hợp, đa năng ở gần đó càng tăng cường cơ hội phát triển khu vực này trở thành một cộng đồng toàn diện nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Khu công nghệ cao (SHTP) – Trung tâm sản xuất tự động hóa

Dựa trên năng lực sản xuất hiện có, khu công nghệ cao Tp.HCM được hình dung để thúc đẩy tương lai sản xuất và thiết kế sáng tạo. Đến nay, sau 17 năm thành lập và phát triển, khu công nghệ cao quận 9 có 156 dự án với tổng giá trị đầu tư lên đến 7,1 tỷ USD.

Hiện KCN cao Tp.HCM đã có nhiều nhà đầu tư lớn đến đầu tư như Nidec (Nhật Bản) với số vốn 296 triệu USD, Samsung ( Hàn Quốc) với số vốn 2 tỷ USD, Intel ( Mỹ) 1,04 tỷ USD… Tổ hợp nhà máy Samsung Electronics nằm bên đường Võ Chí Công, phường Tăng Nhơn Phú B, có diện tích 92 ha, được xây dựng từ năm 2015.

4. Khu trung tâm công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục – Đại học Quốc gia

Khu Đại học Quốc gia Tp.HCM có quy mô hơn 643ha thuộc Q.Thủ Đức (TP.HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương), là nơi tập trung một quần thể giáo dục đào tạo, nhất là ngành công nghệ thông tin, và một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng nghiên cứu và sáng tạo thông qua việc tăng sự hợp tác và cọ xát với nhiều ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau.

Mục tiêu của Công viên khoa học là phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với đầu ra là các sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Các nhân tố tham gia vào hệ sinh thái công viên khoa học gồm: trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu triển khai (R&D), các doanh nghiệp, khu sản xuất thử nghiệm…

Hội thảo Công viên khoa học – trung tâm đổi mới sáng tạo của khu đô thị sáng tạo phía Đông
Quy hoạch Công viên khoa học. Đây được xem như là một “bến cảng công nghệ” (technology port)

Hiện tại ĐHQG TP.HCM có 7 đơn vị thành viên: ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Kinh tế – Luật và Viện Môi trường – tài nguyên. Ngoài ra còn có 26 đơn vị trực thuộc, với khoảng 55.000 sinh viên đang theo học. Trong khu ĐHQG TP.HCM hiện tại có thêm trường ĐH Thể dục thể thao nằm xen giữa và Trường ĐH An ninh nằm liền kề.

5. Trung tâm công nghệ sinh thái – Tam Đa

Khu vực được định hướng phát triển thành trung tâm công nghệ sinh thái để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ẩm thực, nông nghiệp công nghệ cao…

Đây cũng là một trong 3 khu vực mới đây được Tp.HCM đề xuất quy hoạch lại để thu hút đầu tư. Tổng diện tích khu vực được đề xuất quy hoạch lại là 25ha. Khu đất hiện trạng đang là quỹ đất an ninh quốc phòng quân sự thuộc đồ án quy hoạch khu dân cư Tam Đa, phường Trường Thọ và Trường Thạnh thuộc Quận 9, đã được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2015. Khu đất này có vị trí tiếp giáp với các kênh rạch, sông và đường Tam Đa hiện hữu. Sau khi điều chỉnh quy hoạch sẽ trở thành trung tâm khu vực trọng điểm Trung tâm công nghệ sinh thái.

6. Đô thị tương lai – Trường Thọ

Với mục đích trở thành đô thị công nghệ phía Đông của Tp.HCM với ý tưởng độc đáo và có có tính cách mạng nhất về công nghệ. Tích hợp công nghệ vào vào đời sống thường nhật và phòng trưng bày đô thị của tương lai. Cụm này thúc đẩy việc tái phát triển một cảng ven sông lỗi thời (cảng Trường Thọ) như một địa điểm lý tưởng cho dự án thành phố thông minh.

Cơ sở hạ tầng linh hoạt và đáp ứng, các hình thức di động và giao tiếp mới, công nghệ xây dựng thích ứng và lĩnh vực công cộng truyền dữ liệu với trọng tâm là đổi mới trong nghệ thuật và giải trí là đặc điểm nổi bật của quận.

Để hướng tới đô thị sáng tạo trong tương lai, mới đây khu vực Trường Thọ cũng đã được Tp.HCM đề xuất quy hoạch lại 3 ô đất A1, A2 và A5 với diện tích khoảng 8ha. Đây là khu đất thuộc nhà máy thép Thủ Đức.

Được biết khu Trường Thọ trước đây cũng đã có quy hoạch xây dựng một khu đô thị có quy mô khoảng 30ha (tên thương mại dự án là River City), gồm khu đất cảng ICD Sotrans hơn 10ha của STG; khu đất nhà máy Công ty CP Thép Thủ Đức VNSTEEL; khu đất 10,6ha hiện là Trạm nghiền Thủ Đức chi nhánh Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 và khu đất 0,8ha hiện là văn phòng và nhà xưởng của Công ty Vận tải Hà Tiên.

Các bước triển khai để thành lập Thành phố phía Đông

Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 08/05/2020, TPHCM đã đề xuất việc hình thành thành phố sáng tạo phía Đông. Thủ tướng đánh giá rất cao ý tưởng này và sẽ báo cáo Bộ Chính trị quyết định. Đặt ở bối cảnh hiện tại, có thể thấy đây là ý tưởng mang tầm chiến lược quốc gia.

Các mốc thời gian liên quan đến chiến lược phát triển thành phố phía Đông tại TPHCM:

cac buoc trien khai thanh pho phia dong

Đây là thời điểm phù hợp để triển khai ý tưởng này vì: (i) xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu khỏi Trung Quốc mà tác động của dịch Covid-19 sẽ làm cho tiến trình xảy ra nhanh hơn; và (ii) TPHCM, trung tâm kinh tế lớn nhất nước với truyền thống đi đầu về những ý tưởng đột phá, đang mong muốn lấy lại vị thế của mình.

Vào giữa tháng 8/2020,  Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã kết luận tại cuộc họp về Đề án thành lập thành phố trực thuộc TP HCM vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo cho các cơ quan Trung ương, bộ ngành, UBND thành phố.

Việc thành lập thành phố Thủ Đức (sáp nhập từ 3 quận phía Đông) thuộc TP HCM cần lấy ý kiến nhà đầu tư nước ngoài, tập đoàn công nghệ, tài chính, bất động sản…

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình

Phó thủ tướng cho biết việc lấy ý kiến các nhà đầu tư nước ngoài về định hướng xây dựng thành phố Thủ Đức nhằm tìm hiểu nhu cầu đầu tư, yêu cầu về cơ sở hạ tầng… để tích hợp vào quy hoạch, định hướng chung thành phố. Việc lấy ý kiến có thể tiến hành trực tuyến.

Để thu hút đầu tư vào thành phố Thủ Đức, TP HCM cũng được yêu cầu làm rõ các điểm nhấn, điểm khác biệt của thành phố mới trong việc so sánh với các thành phố trong nước và các trung tâm tài chính, công nghệ trong khu vực châu Á.

Thành phố cũng phải làm rõ hình thức huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng cho thành phố Thủ Đức. Trong đó, nếu có các nguồn lực xã hội hóa thì cần lưu ý áp dụng hình thức đầu tư phù hợp theo quy định vì hình thức đầu tư xây dựng – chuyển giao (BT) đã phải dừng lại theo Luật PPP (đối tác công – tư).

Phó thủ tướng Thường trực cũng lưu ý thành phố Thủ Đức trong tương lai có thể là nơi tập trung đông dân cư, thành phần đến từ nhiều tỉnh, thành, quốc gia nên cần thiết kế không gian rộng rãi, xanh sạch đẹp, đáng sống; bảo đảm tốt an ninh, trật tự, không để phát sinh dịch bệnh do các yếu tố liên quan dịch tễ…

Thành phố Thủ Đức – tên gọi tạm thời của thành phố mới phía Đông TP. HCM
Liên quan đến đề án thành lập thành phố phía Đông, tại hội nghị Thành ủy lần 43 hôm 25/7, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết tên gọi của thành phố mới ở phía Đông sẽ được thống nhất sau khi đề án được Quốc hội thông qua. Trong thời gian chờ đợi, thành phố trong tương lai sẽ tạm lấy tên là thành phố Thủ Đức.

Bên cạnh đó, chủ tịch Tp.HCM Nguyễn Thành Phong thống nhất chi phí 100.000 USD nghiên cứu Đề án thành lập Thành phố Thủ Đức, hoàn chỉnh trong tháng 8/2020 để trình Ban Chỉ đại Xây dựng khu đô thị.

Cụ thể, Chủ tịch TP giao Sở Quy hoạch Kiến trúc TP phối hợp đơn vị tư vấn, hoàn chỉnh dự thảo của đề án hình thành và phát triển khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía đông dựa trên ý kiến đóng góp của các sở, ngành. Trong tháng 8, bản đề án hoàn chỉnh phải được trình Ban Chỉ đạo Xây dựng khu đô thị để thông qua.

Ông Phong cũng đồng ý với mức chi phí 100.000 USD từ nguồn vốn xã hội hóa để phục vụ việc nghiên cứu đề án. Dự kiến, Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ ưu tiên mời thầu thực hiện nghiên cứu với Công ty Sasaki – đơn vị đạt giải Nhất cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía đông. Trong tháng 10/2020, Sở Quy hoạch-Kiến trúc cần hoàn chỉnh quy định tạm thời về quản lý đất đai, quy hoạch đầu tư và xây dựng cho khu đô thị.

Ngày 20/9/2020, UBND ba quận 2, 9 và Thủ Đức đã ban hành kế hoạch lấy ý kiến cử tri của ba quận này về đề án, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2019-2021. Cụ thể là việc sáp nhập ba quận thành một đơn vị hành chính cấp huyện mới và tên gọi của đơn vị này. Dự kiến, ngày lấy ý kiến cử tri là 3/10/2020.

Ngày 12/10/2020: 100% đại biểu HĐND TP HCM thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập ba quận 2, 9, Thủ Đức và 19 phường vào năm 2021. Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP HCM khóa X, diễn ra chiều 12/10.

Việc nhập 3 quận phía Đông là chủ trương lớn được thành phố ấp ủ nhiều năm qua. 

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM cho biết

Phối cảnh dự kiến Khu đô thị sáng tạo phía Đông hay Thành phố Thủ Đức

UBND TP.HCM cho biết, khu vực phía Đông (quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức) sẽ được xây dựng và phát triển thành khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố và vùng TP.HCM trong các hoạt động kinh tế tri thức như đào tạo, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao. 

Về quy hoạch phát triển đô thị, thành phố sẽ hoàn thành công tác lập các đồ án quy hoạch và hoàn thành phê duyệt bộ tiêu chuẩn đánh giá vào tháng 12/2021; lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại khu vực.

Về công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thành phố lập danh mục, kế hoạch và khái toán đầu tư các công trình hạ tầng giao thông cho khu vực hướng Đông; nghiên cứu giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50 – 60% nhu cầu đi lại của người dân Khu đô thị sáng tạo phía Đông đến năm 2040.

Thành phố Thủ Đức
Phối cảnh Khu đô thị sáng tạo – Thành phố Thủ Đức theo phương án quy hoạch của Công ty Sasaki – enCity – đơn vị được UBND TP HCM chấm giải Nhất. Ảnh: Sasaki

Theo phương án quy hoạch của Công ty Sasaki – enCity – đơn vị được UBND TP.HCM chấm giải Nhất, Khu đô thị sáng tạo phía Đông có diện tích 22.000 ha thuộc địa bàn quận 2, 9 và Thủ Đức. Khu đô thị gồm 6 khu vực trọng điểm là Công nghệ cao, Đại học quốc gia, Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Tam Đa và Trường Thọ với mỗi khu có mỗi chức năng khác nhau.

Quy hoạch hạ tầng giao thông “khủng” của Thành phố Thủ Đức trong tương lai

Những năm gần đây, phía Đông Tp.HCM luôn là nơi được tập trung đầu tư hàng loạt công trình giao thông lớn. Trong tổng số nguồn vốn 350.000 tỷ từ 2010 đến nay dành cho hạ tầng giao thông thì có đến 70% nằm ở các dự án khu vực này.

Theo đề án phát triển hạ tầng giao thông của Tp.HCM từ 2021 đến 2030, nhu cầu vốn của Tp.HCM cần tới 852.500 tỉ đồng. Trong đó, có nhiều công trình hạ tầng lớn ở phía Đông sẽ tiếp tục được đầu tư như cao tốc Tp.HCM – Long Thành, nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, đường vành đai 3, cầu Cát Lái, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7km (đang xây dựng),…

thành phố phía đông
Hạ tầng giao thông Thành phố Thủ Đức

1. Cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn 4km đầu)

Đường cao tốc này bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ tại Q.2 (Tp.HCM) chạy về hướng đông 4 km và cắt đường Vành đai II tại nút giao lớn. Qua khỏi Cầu Long Thành con đường tiếp tục chạy về hướng đông đông nam và giao cắt với Quốc lộ 51 (AH17) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Tuyến đường giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa Tp.HCM với các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thời gian từ Tp.HCM đi Phan Thiết còn 3 giờ thay vì 5 giờ như trên quốc lộ 1; từ Tp.HCM đi Vũng Tàu còn 1,5 giờ, nhanh hơn một giờ so với quốc lộ 51.

Mới đây, Đơn vị khảo sát thuộc Bộ GTVT kiến nghị mở rộng cao tốc Tp.HCM – Long Thành lên 8 làn xe vào năm 2025 với vốn đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch mà khu Đông Sài Gòn đang sở hữu đã từng tác động rất lớn đến thị trường BĐS khu vực này.

2. Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)

Đây là động lực lớn cả về kinh tế lẫn thị trường BĐS mà “Thành phố Thủ Đức” đang có. Tuyến tàu điện ngầm này được khởi công xây dựng trong năm 2012 và dự kiến hoàn thành năm 2019. Nhưng hiện công trình đội vốn nên dự kiến thời gian hoàn thành vào năm 2021.

Dù chưa hoàn thành nhưng trước đó, dự án giao thông này đã tác động rất lớn đến thị trường BĐS quanh tuyến hoặc cách tuyến khoảng 2.5km. Giá đất tăng liên tục, các dự án BĐS bùng nổ là hiện tượng dễ thấy trên thị trường BĐS những năm về trước khi ăn theo tuyến metro này.

3. Bến xe Miền Đông mới 

Bến xe Miền Đông mới sắp đi vào hoạt động sẽ tạo thêm cú hích động lực phát triển của “Thành phố Thủ Đức”: Bến xe miền Đông là bến xe có quy mô lớn nhất cả nước với quy mô 16ha, lớn gấp 4 lần bến xe cũ. Có tổng vốn đầu tư lên đến 4.000 tỉ đồng. Bến xe miền Đông mới có tổng diện tích là 160.370,2m2 trong đó diện tích bãi đỗ ôtô chờ vào vị trí đón khách là 29.880m2, diện tích bãi đỗ xe dành cho các phương tiện khác là 21.000m2, diện tích phòng chờ của khách là 1.152m2.

Bến xe mới đi vào hoạt động sẽ góp phần giải tỏa tình trạng kẹt xe nghiêm trọng đã tồn tại thời gian dài tại bến xe miền Đông cũ, ngoài ra làm giảm áp lực lưu thông lên các tuyến đường giao thông nội thành. Không chỉ dừng lại ở đó, với vị trí tọa lạc tại Q.9, khi chính thức đi vào hoạt động, bến xe mới sẽ khiến giá nhà đất tại đây tăng cao nhanh chóng.

4. Đại lộ Phạm Văn Đồng

Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với Trung tâm Thành phố. Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc, kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với trung tâm TP HCM và đi qua các quận Thủ Đức, Bình Thạnh Gò Vấp.

Đại lộ Phạm Văn Đồng được đánh giá là đại lộ giao thông huyết mạch với chiều dài 13,6km, rộng 30-65m với 12 làn xe. Sau khi được đưa vào hoạt động, đại lộ Phạm Văn Đồng đã góp phần quan trọng làm giảm ùn tắc giao thông, đồng thời kết nối và làm giảm thời gian di chuyển với các khu vực trọng điểm của thành phố như Quận 1, Quận 2, Quận Phú Nhuận và sân bay Tân Sơn Nhất cũng như các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua quốc lộ 1A.

5. Hầm chui Mỹ Thủy

Dự án nút giao thông này là dự án giao thông trọng điểm của Tp.HCM với tổng số vốn gần 2.400 tỉ đồng. Một khi dự án được hoàn thiện sẽ giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa vào cảng Cát Lái và kết nối với đường Vành đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đồng thời, dự án này cũng góp phần tăng cường an toàn giao thông trên tuyến, từng bước đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông và hoàn chỉnh quy hoạch tại khu vực này.

6. Hầm Thủ Thiêm

Đây là hạng mục công trình quan trọng bậc nhất đại lộ Đông Tây đồng thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khu Đông mà trong tương lai “Thành phố Thủ Đức” tiếp tục được hưởng lợi từ công trình này, đặc biệt hầm sông Sài Gòn còn tạo động lực to lớn cho sự phát triển khu đô thị Thủ Thiêm.

Song song đó, cầu Thủ Thiêm 2, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với khu trung tâm Tp.HCM (quận 1) đang dần đến ngày “về đích”. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại Thành phố, đồng thời giải tỏa áp lực giao thông ở khu Đông.

7. Hạ tầng kế nối khác

Ngoài ra, trong giai đoạn 2020 – 2022, Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM cho biết sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông phía Đông như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 4m; xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái); xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 77m (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy) với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng từ ngân sách, riêng tiền giải phóng mặt bằng là hơn 850 tỷ đồng. Triển khai thí điểm 5 tuyến xe buýt điện Vinbus theo mô hình vận tải công cộng sạch, không phát thải. Các đơn vị liên quan đang hoàn thiện phương án đầu tư cụ thể để trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.

Kinh nghiệm triển khai ý tưởng tương tự tại Gangnam (Seoul Hàn Quốc) và Phố Đông (Thượng Hải, Trung Quốc)

Từ kinh nghiệm triển khai những ý tưởng tương tự tại các nước trên thế giới, nhất là Gangnam (phía Nam sông Hàn) ở Seoul, Hàn Quốc, và Phố Đông ở Thượng Hải, Trung Quốc, thành phố phía Đông cần được xem là dự án trọng điểm quốc gia với các cơ chế đặc biệt liên quan đến việc mở cửa ra bên ngoài, lựa chọn các đối tác chiến lược và trao quyền tự chủ cần thiết để TPHCM có thể phát huy được khả năng và tiềm lực vốn có.

Dân số hiện tại của vùng TPHCM là gần 11 triệu người. Theo xu hướng phát triển và đô thị hóa như các nước khác thì trong ba thập niên tới, dân số vùng TPHCM có khả năng nằm trong nhóm vùng đô thị có quy mô 20-30 triệu người.

Hiện tại, phía Nam là khu trung tâm mới của Seoul, trung tâm đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc với sự ra đời của điệu nhảy Gangnam nổi tiếng và nhiều công ty lớn trên thế giới đặt trụ sở tại đó.

Phố Đông sau ba thập niên đã trở thành niềm tự hào và một nhân tố nền tảng tạo dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc. Quy mô GDP năm 2019 của Phố Đông gần 185 tỉ đô la Mỹ, bằng 50% Singapore, 70% Việt Nam, và gấp hơn 3 lần TPHCM.

So với thời điểm Gangnam và Phố Đông được bắt đầu, thành phố phía Đông mà TPHCM định xây dựng hiện tại có những điều kiện thuận lợi hơn với hạ tầng bên trong và kết nối đã rất cơ bản, và phần đất sẵn sàng cho các dự án có thể xây dựng là rất lớn. Những điều kiện cơ bản cho trung tâm tài chính- thương mại tại Thủ Thiêm đã có và khu công nghệ cao đã tạo được vị trí của mình.

Gangnam (Seoul Hàn Quốc)

Phía Nam sông Hàn từng là vùng đất nông nghiệp trồng bắp cải và lê, rất ít người sinh sống vào thập niên 1960. Sự thành công của Gangnam cho thấy chiến lược đúng đắn của Hàn Quốc nói chung, Seoul nói riêng trong việc tạo ra kỳ tích sông Hàn.

Khi các chính sách phát triển kinh tế tập trung vào các khu đô thị trung tâm (hành lang Seoul – Busan), bắt đầu từ kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1963-1968), của Tổng thống Park Chung-Hee bắt đầu phát huy tác dụng thì dòng người đổ về Seoul ngày một đông hơn. Trong giai đoạn 1961-1970, bình quân mỗi năm dân số Seoul tăng gần 300.000 người với đỉnh điểm gần 500.000 người vào năm 1970. Trong ba thập niên (1961-1990) dân số Seoul tăng tuyệt đối gần 8,2 triệu người, gấp hơn 3 lần năm 1960.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và đảm bảo chỗ ở cho người dân, Kế hoạch Phát triển Seoul đã được đưa ra vào năm 1966, trong đó phía Nam sông Hàn là một trọng tâm. Chính phủ Hàn Quốc và chính quyền Seoul dựa theo các quy luật hoạt động của thị trường và đô thị với tiếp cận nhà nước kiến tạo đưa ra các chính sách đẩy kéo như: tập trung xây hạ tầng bên trong và kết nối, hạn chế xây dựng ở bờ Bắc, chuyển trụ sở một số cơ quan nhà nước sang bờ Nam, ưu đãi các nhà đầu tư và hạn chế sự đầu cơ bất động sản. Cho dù gặp một số thách thức ban đầu, nhưng Gangnam đã hết sức thành công và có được tầm vóc ngày nay.

Phố Đông (Thượng Hải, Trung Quốc)

Ngày 18-4-1990, khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng tham dự kỷ niệm lần thứ 5 ra đời Nhà máy Ô tô Volkswagen ở Thượng Hải, ông đã tuyên bố chính thức ủng hộ thành phố được xem là đầu rồng của Trung Quốc phát triển Phố Đông. Đây là ngày chính thức thành lập Phố Đông. Tuy nhiên, để đến được thời điểm đó là một hành trình rất dài.

Tiềm năng của Phố Đông đã được Tôn Trung Sơn, lãnh đạo của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân Trung Quốc nhắc đến từ những năm 1920. Tuy nhiên, tiềm năng vẫn là tiềm năng. Khi Trung Quốc mở cửa vào năm 1978, Phố Đông không được chọn làm đặc khu vì phe bảo thủ, nhất là sự phản đối của Phó thủ tướng Trần Vân, nhân vật quyền lực thứ hai ở Trung Quốc lúc bấy giờ.

Sau thảm họa Thiên An Môn, việc phát triển Phố Đông được Đặng Tiểu Bình lựa chọn nhằm đưa ra thông điệp với thế giới rằng chiến lược cải cách và mở cửa của Trung Quốc vẫn được tiếp tục. Chu Dung Cơ, lúc đó là Thị trưởng Thượng Hải, là người đứng đằng sau tiến trình thúc đẩy này.

Phố Đông được đưa vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia vì tầm quan trọng của nó. Quy hoạch của Phố Đông gồm bốn cấu phần chính: trung tâm tài chính thương mại, khu công nghệ cao, khu chế xuất, và khu thương mại tự do. Trong đó, trung tâm tài chính và khu công nghệ cao là các điểm nhấn quan trọng nhất.

Sự năng động sáng tạo và quyết tâm của đội ngũ tại Thượng Hải đã đóng vai trò hết sức quan trọng, nhưng nhân tố thành công được quyết định bởi Chính phủ trung ương Trung Quốc. Các chính sách cho một thành phố toàn cầu như yêu cầu về các hoạt động tài chính, sự dịch chuyển của các dòng vốn, tuyển dụng người tài, chuyển giao công nghệ… đã được tạo ra.

Tóm lại, một sáng kiến tầm vóc đã được đưa ra ở TPHCM. Nó có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của quốc gia nên trung ương cần đưa ra những quyết sách và giao cho TPHCM một không gian và quyền tự chủ đủ lớn để có thể triển khai thành công. Điều quan trọng lúc này là TPHCM cần có một sự chuẩn bị chu đáo để trung ương có đầy đủ các thông tin và sự thuyết phục cho việc đưa ra quyết định. 

Huỳnh Thế Du – giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam

Cơ hội đầu tư cho người đi trước

Sở hữu nhiều tiềm năng vượt trội, thị trường địa ốc phía Đông TP. HCM chứng kiến nhiều tập đoàn bất động sản lớn đổ về đầu tư và phát triển các dự án quy mô. Điển hình là Vingroup với dự án Đại đô thị xanh thông minh Vinhomes Grand Park tại Quận 9.

Dự án thu hút sự chú ý của thị trường nhờ lợi thế vị trí đắc địa, tính kết nối thuận tiện về trung tâm, hệ sinh thái sông lớn, mảng xanh tự nhiên, và đặc biệt là hệ thống tiện ích được quy hoạch đồng bộ theo xu hướng “đô thị thông minh – tiện ích đủ đầy và hiện đại”.

Trên quỹ đất rộng lớn với quy mô hơn 200ha, Vinhomes Grand Park dành đến 70% diện tích cho mảng xanh, hạ tầng giao thông và tiện ích nội khu đáp ứng nhu cầu an cư của cư dân đô thị như như trường học các cấp, bệnh viện, trung tâm mua sắm, công viên, bến du thuyền…

Vinhomes Grand Park còn ghi điểm với khách hàng nhờ sở hữu vị trí đắc địa khi nằm dọc theo đường Vành Đai 3, kết nối dễ dàng với trung tâm TP. HCM. Khi các đại dự án hạ tầng hoàn thiện, từ Vinhomes Grand Park, cư dân chỉ mất khoảng 5 phút kết nối đến Khu công nghệ cao quận 9, 20 phút là đến trung tâm TP. HCM hay cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Vị trí Đại đô thị Vinhomes Grand Park quận 9

Khách hàng quan tâm đến dự án Vinhomes Grand Park có thể tìm hiểu và đăng ký để được tư vấn qua Hotline 0896 68 66 68 để được hỗ trợ tận tình nhất.

Vị trí và Quy mô của Thành phố Thủ Đức?

TP Thủ Đức trong tương lai sẽ có 6 trung tâm quan trọng gồm: (1) Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm; (2) Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; (3) Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn; (4) Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia TP HCM); (5) Khu công nghệ sinh thái Tam Đa và (6) Khu đô thị tương lai Trường Thọ.

Quy hoạch hạ tầng giao thông trong tương lai ra sao?

Theo đề án phát triển hạ tầng giao thông của Tp.HCM từ 2021 đến 2030, nhu cầu vốn của Tp.HCM cần tới 852.500 tỉ đồng. Trong đó, có nhiều công trình hạ tầng lớn ở phía Đông sẽ tiếp tục được đầu tư như cao tốc Tp.HCM – Long Thành, nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, đường vành đai 3, cầu Cát Lái, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7km (đang xây dựng),…

Mô hình thành phố trong thành phố có gì mới?

Từ kinh nghiệm triển khai những ý tưởng tương tự tại các nước trên thế giới, nhất là Gangnam (phía Nam sông Hàn) ở Seoul, Hàn Quốc, và Phố Đông ở Thượng Hải, Trung Quốc, thành phố phía Đông được xem là dự án trọng điểm quốc gia với các cơ chế đặc biệt liên quan đến việc mở cửa ra bên ngoài, lựa chọn các đối tác chiến lược và trao quyền tự chủ cần thiết để TPHCM có thể phát huy được khả năng và tiềm lực vốn có.

Tại sao Tp. Hồ Chí Minh cần gấp rút thành lập Tp. Thủ Đức trong 2020?

Do theo quy định, tháng 5/2021 sẽ bầu Quốc hội, HĐND các cấp. Nếu thuận lợi, tháng 5/2021 thành phố sẽ tổ chức bầu UBND, HĐND và hệ thống chính trị tại TP Thủ Đức. Nếu bây giờ, thành phố không hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án này phải chờ ít nhất 5 năm nữa mới làm được.

Bài viết nổi bật