Nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương ứng, TP.HCM sẽ hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng tại 11 quận nội thành hiện hữu.
Sở Xây dựng TP.HCM đã giải trình một số nội dung trong Đề án “Xây dựng chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030” trên cơ sở ý kiến góp ý của các Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ.
TP.HCM hạn chế cấp phép dự án nhà ở mới ở những khu vực nào?
Liên quan đến giải pháp phát triển nhà ở theo khu vực, theo ông Nguyễn Hữu Hiệp – Trưởng Ban dân vận Thành uỷ Thành phố, nên cân nhắc phát triển chứ không phải hạn chế chấp thuận chủ trương các dự án nhà ở mới tại 11 quận nội thành hiện hữu, điển hình là khu vực dọc Đại lộ Võ Văn Kiệt, Q.6.
Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, trong nhóm giải pháp phát triển nhà ở tại 11 quận nội thành hiện hữu có nêu “hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng và đảm bảo phù hợp”, chứ không hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án mới tại khu vực này.
Trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, TP.HCM chia làm 4 khu vực, đó là:
- Khu vực trung tâm hiện hữu (gồm Q.1 và Q.3);
- Khu vực 11 quận nội thành hiện hữu (gồm Q.4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp và Bình Thạnh);
- Khu vực 6 quận nội thành phát triển (gồm Q.2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân); và
- Khu vực 5 huyện ngoại thành (gồm huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ).
Tại khu vực 6 quận nội thành hiện hữu, TP.HCM tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; ưu tiên tăng chỉ tiêu quy hoạch như dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng… cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ, các dự án cải tạo, chỉnh trang nhà ở ven kênh rạch.
Hạn chế chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng tại Q.4, 5, 6, 11 và Phú Nhuận nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng và đảm bảo phù hợp.
Đối với Q.8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú và Gò Vấp, chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để kêu gọi đầu tư dự án nhà ở tại những khu vực có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.
Về nhu cầu nhà ở, TP.HCM dự báo giai đoạn 2021 – 2030 là 149,4 triệu mét vuông sàn. Trong đó, giai đoạn 2020 – 2025 khoảng 81,4 mét vuông sàn (cần nguồn vốn 419.900 tỷ đồng để phát triển); giai đoạn 2026 – 2030 nhu cầu nhà ở khoảng 64 triệu mét vuông sàn (cần 545.500 tỷ đồng để phát triển).
Dự báo nguồn cung nhà ở trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2030 khoảng 329.471 căn nhà, đáp ứng nơi ở cho 1,08 triệu người.
Xu hướng mở rộng phát triển các dự án BĐS về phía Đông là xu hướng chính từ năm 2020 -2021
Theo đánh giá của CBRE, có 3 xu hướng phát triển BĐS tại TP HCM từ năm 2020 trờ về sau, trong đó xu hướng quan trọng nhất là:
- Cải tiến sản phẩm: từ tiện ích và thiết kế sản phẩm
- Phía Đông là hướng phát triển chính
- Phát triển quỹ đất lớn và đa dạng sản phẩm thành các đại đô thị đẳng cấp
Trong đó, hướng phát triển về phía Đông thành phố là xu hướng tất yếu và thu hút sự quan tâm đón đầu của các đại gia BĐS (Vinhomes, Masterise, Khang Điền…) và các nhà đầu tư các nhân đón đầu xu hướng này:
- Thành phố đang khẩn trương xúc tiến thành lập thành phố phía Đông;
- Do được đầu tư hạ tầng tốt cộng với việc thu hút các CĐT phát triển BĐS lớn nhất Việt Nam tập trung về đây nên lượng cung sản phẩm tại đây tăng cao;
- Giá bán sơ cấp và thứ cấp tại khu vực này có tốc độ tăng nhanh nhất tại TP. HCM và tiềm năng tăng giá vẫn tiếp tục;
Vinhomes Grand Park – Đại đô thị quy mô lớn nhất và quy hoạch chuẩn Nhật đầu tiên tại Khu Đông
Theo https://nguoidothi.net.vn/
Bài viết nổi bật