Phú Quốc chính thức là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Đây là tin nổi bật nối tiếp hàng loạt các tin vui trong thời gian qua. Phú Quốc sẽ là trung tâm dịch vụ công cộng, thương mại – tài chính quốc tế, cảng quốc tế, trung tâm tiếp vận, khu phi thuế quan, thương mại, du lịch… khi lên thành phố.
Thành phố Phú Quốc: thành phố đảo đầu tiên tại Việt Nam
Tại Nghị quyết 1109/NQ-UBTVQH14 ban hành ngày 09/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021), thành lập TP Phú Quốc trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc.
Trước khi nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình, nêu rõ sự cần thiết nâng cấp huyện đảo Phú Quốc lên thành phố.
Theo ông Tân, Phú Quốc nằm trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với các nước: Campuchia, Thái Lan. Huyện Phú Quốc được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ. Vùng biển Phú Quốc có các ngư trường giàu tiềm năng và vùng nước biển sâu tạo điều kiện phát triển ngành đánh bắt hải sản và phát triển hệ thống cảng biển.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng của Phú Quốc, Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09-11-2005. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của huyện Phú Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và duy trì ổn định. Trên địa bàn huyện có 320 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 340 ngàn tỉ đồng.
Hãy cùng nhìn lại các mốc thời gian quan trọng liên quan đến chiến lược phát triển thành phố Phú Quốc:
Trong những ngày đầu tháng 6, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký công văn gửi Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Phú Quốc về việc lấy ý kiến cử tri đối với Đề án thành lập TP Phú Quốc.
Trước đó, trong tờ trình gửi Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết sau 5 năm được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại 2, đến nay, huyện Phú Quốc cơ bản hoàn thiện đủ các tiêu chí đô thị. Theo Quyết định 633 của Thủ tướng, thị trấn Dương Đông hiện tại được định hướng thành trung tâm hành chính, dịch vụ công cộng, thương mại – tài chính quốc tế, văn hóa du lịch của huyện đảo Phú Quốc. Trong khi đó, thị trấn An Thới được định hướng phát triển thành khu đô thị cảng quốc tế, đầu mối kỹ thuật, trung tâm tiếp vận, khu phi thuế quan, thương mại, du lịch và dịch vụ du lịch, trung tâm văn hóa, giữ gìn giá trị lịch sử văn hóa đảo Phú Quốc… (theo Báo Lao Động)
Thời gian qua, việc lấy ý kiến người dân vừa được triển khai nhưng theo lãnh đạo huyện Phú Quốc, qua thăm dò, đa số người dân Phú Quốc đều ủng hộ thành lập thành phố biển đảo càng sớm càng tốt để Phú Quốc hoàn thiện bộ máy, tăng tốc phát triển. UBND Huyện Phú Quốc đã thông báo kết quả lấy ý kiến cử tri với đa số phiếu ùng hộ từ 89% trở lên tại Báo cáo số 353/BC-UBND ngày 7/7/2020.
Ngày 18/9/2020, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết Đề án thành lập TP. Phú Quốc đã đủ điều kiện để trình cấp thẩm quyền xem xét.
Đề án thành lập TP. Phú Quốc đã đủ điều kiện để trình cấp thẩm quyền xem xét
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước, chú ý quản lý trật tự đô thị và trật tự xây dựng trên đảo, quan tâm làm tốt công tác an ninh quốc phòng… Đồng thời, đề nghị lãnh đạo tỉnh nếu có thể thì nên bổ sung các chính sách kèm theo, các định hướng phát triển, phương án bố trí cán bộ công chức khi cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thành phố đảo Phú Quốc.
Tiếp đó ngày 21/09/2020, Bộ nội vụ đã tổ chức Hội nghị để thẩm định hồ sơ, Đề án thành lập thành phố Phú Quốc và thành lập các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sáng 14/11/2020 Ủy ban đã xem xét Tờ trình của Chính phủ về việc thành lập thành phố Phú Quốc và thành lập các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết: “Hồ sơ, thủ tục thành phố Phú Quốc và các phường nêu trên đã đáp ứng đủ quy định. Cử tri đồng thuận cao. 100% đại biểu HĐND tỉnh, huyện và xã tham dự cuộc họp biểu quyết tán thành chủ trương” (theo sggp)
Chiều ngày 9/12, trước khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình, nêu rõ sự cần thiết nâng cấp huyện đảo Phú Quốc lên thành phố.
“Trong những năm qua, kinh tế – xã hội của các thị trấn đã có bước phát triển nhanh và ổn định. Trên địa bàn tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và dự án lớn đã tạo sự chuyển biến trong quá trình phát triển đô thị và từng bước hình thành lối sống đô thị trong nhân dân. Thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới đã được đánh giá đạt 12/12 tiêu chuẩn trình độ phát triển hạ tầng để thành lập phường thuộc TP Phú Quốc” – ông Tân nói.
Chính phủ nhận thấy rằng, quá trình phát triển của huyện Phú Quốc đã phát sinh nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết. Vì vậy, thành lập TP Phú Quốc và các phường thuộc TP Phú Quốc nhằm thiết lập mô hình quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý trên địa bàn đang có tốc độ đô thị hóa cao.
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (có hiệu lực thi hành từ 1-3-2021), thành lập TP Phú Quốc trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc.
Quy hoạch Thành phố Phú Quốc
Sau khi thành lập, TP Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu.
Thành phố đảo Phú Quốc sẽ có 2 đô thị trung tâm là Dương Đông và An Thới. Đô thị Dương Đông là trung tâm hành chính, thương mại của thành phố. Đô thị An Thới sẽ trở thành đầu mối giao thông, du lịch sinh thái biển với cảng biển quốc tế.
Được xác định là đô thị trung tâm của đảo Phú Quốc, đô thị Dương Đông rộng 2.518,9ha. Dự kiến đến năm 2030 đô thị này sẽ có dân số 240.000 người, trong đó dân di cư từ đất liền ra khoảng 183.000 người, khách du lịch lưu trú khoảng 12.000 người.
Đô thị An Thới rộng 1.022ha được định hướng trở thành đô thị cảng quốc tế, là đầu mối kỹ thuật và trung tâm tiếp vận phi thuế quan, đồng thời là trung tâm thương mại, du lịch. Ngoài ra còn có các khu công nghiệp nhẹ, trung tâm văn hóa, di tích lịch sử gắn với truyền thống lâu đời của người dân địa phương. Dự báo đến năm 2030, đô thị An Thới sẽ có trên 70.000 dân.
Theo đề án, thành phố Phú Quốc sau khi thành lập có diện tích tự nhiên là 575,29km2 và quy mô dân số là 177.540 người (giảm về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thổ Châu) với 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 2 phường (Dương Đông, An Thới) và 6 xã (Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn). Giảm xã Hòn Thơm do nhập vào thị trấn An Thới để thành lập phường An Thới.
MỘT TRANG MỚI MỞ RA VỚI NHIỀU VẬN HỘI MỚI TẠI THÀNH PHỐ ĐẢO ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM
🎉 Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Phú Quốc chính thức tạo nên một cột mốc mới khi trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Đây chính là một bước đại nhảy vọt cho thấy tiềm năng khổng lồ Đảo Ngọc sở hữu trong tương lai.
✨ Sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, quy mô, Phú Quốc đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, và là mảnh đất vàng được các nhà đầu tư tìm đến bởi tiềm năng sinh lời lớn. Những con số thống kê tại đây cũng vô cùng ấn tượng khi thu hút đến 3 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước chỉ trong năm 2019, một con số chắc chắn sẽ còn được nhân lên gấp nhiều lần trong những năm tới đây.
👍 Đây là thời khắc quyết định cho các nhà đầu tư đi trước đón đầu để nắm bắt những cơ hội có 1-0-2 tại Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Tại đây, Tổ hợp Phú Quốc United Center tại Bắc đảo và Grand World sẽ trở thành bệ phóng nâng tầm đảo Ngọc. Thành phố kinh doanh 24/7 hứa hẹn mở ra một nền kinh tế không ngủ cho Phú Quốc, cùng với những công trình độc đáo và những lễ hội đa văn hoá sôi động. Tất cả cùng tạo nên điểm đến du lịch mới của thế giới.
Triển khai dự án khu phi thuế quan 6.800 tỷ ở Phú Quốc
UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu phi thuế quan Phú Quốc. Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn.
“Khu phi thuế quan là gì? Là phải có thương hiệu, là phải có Factory Outlet, có khu hàng miễn thuế để hấp dẫn khách du lịch đến mua hàng. “
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương
Đây là dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng diện tích đất sử dụng 101ha tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tổng chi phí thực hiện dự án khu phi thuế quan dự kiến 6.830 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án là 5 năm.
Mục tiêu của dự án là xây dựng khu phi thuế quan và khu thương mại, dịch vụ… nằm ngoài khu phi thuế quan ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Sau khi hoàn thành, khu phi thuế quan được kỳ vọng sẽ tăng thêm dịch vụ du lịch cho Phúc Quốc, để du khách kết hợp nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống và mua sắm hàng hóa giá trị cao.
Dự án khu phi thuế quan có tổng vốn đầu tư 6.830 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư là 1.024 tỷ đồng, chiếm 15%. Còn lại là vốn vay mà nhà đầu tư phải huy động. (theo Báo đấu thầu)
Dự án Factory Outlet của doanh nghiệp ông Hạnh đã được Chính phủ lắng nghe. Cuối tháng 8/2020, Nghị định số 100/2020/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế ra đời, quy định cụ thể về chính sách thuế, đối tượng mua hàng, đồng tiền sử dụng. Trong đó, đồng tiền sử dụng trong giao dịch hàng miễn thuế được nới rộng từ đồng Việt Nam, USD, EUR đến các đồng tiền của nước có chung biên giới đất liền với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế tại khu vực biên giới; Đồng tiền của quốc gia nơi các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thực hiện nhập cảnh, quá cảnh tại quốc gia đó.
Grand World – thành phố “không ngủ” của BĐS nghỉ dưỡng Phú Quốc
Trong số nhiều dự án nổi bật tại Phú Quốc hiện nay, Grand World của chủ đầu tư NewVision trở thành cái tên gây chú ý nhất. Siêu tổ hợp mua sắm – giải trí 85ha này dự kiến khai trương vào quý IV/2020, giúp sớm mang lại lợi nhuận cho các sản phẩm condotel và shop thương mại.
Tọa lạc tại Bãi Dài đẹp và hoang sơ hiếm có, Grand World với sự quản lý vận hành chuyên nghiệp của Vinpearl và Vincom Retail, được coi là “thành phố không ngủ” đích thực tại Đảo Ngọc.
Trong khi các thành phố du lịch ở Việt Nam đều “đi ngủ sớm” để rồi thất thoát nguồn thu khổng lồ thì tại các đô thị nổi tiếng như Paris, London hay Singapore, Bangkok, những hoạt động giải trí, ẩm thực, lễ hội, sự kiện… vẫn sôi động xuyên đêm, liên tục sản sinh nguồn lợi hàng tỷ USD. Do đó, sự xuất hiện đúng lúc của Grand World được kỳ vọng sẽ mở lối cho nền kinh tế đêm chuyên nghiệp đầu tiên của du lịch Phú Quốc và Việt Nam.
CTCP NHÀ ANN HOME – được uỷ quyền phân phối chính thức, nhận đặt cọc giữ chỗ. Ngoài ra đây cũng là đơn vị sẽ tư vấn giúp lựa chọn căn tốt và sơ duyệt hồ sơ vay ngân hàng cho khách hàng.
Hotline dự án: 0896.68.66.68
Grand World Phú Quốc phát triển theo hình thức khu tổ hợp “tất cả trong một” với 15 điểm check in không thể bỏ lỡ, tạo không khí vui tươi nhộn nhịp từ sáng đến đêm, giúp du khách trải nghiệm trọn vẹn 5 nền văn hóa đặc sắc. Tại đây, khách tham quan có thể cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn của kênh đào Venice từ nước Ý xinh đẹp với con thuyền Gondola truyền thống, hòa mình trong không khí tiệc tùng sôi động của văn hóa Địa Trung Hải cùng Singapore thu nhỏ tại khu Mallorca Shop, khám phá nét phồn hoa của Shanghai Shop, và cuối cùng là một Indochine Shop với khu chợ đêm trưng bày các sản vật đặc trưng của Phú Quốc và Việt Nam.
VinWonders là bước ngoặt khiến du lịch Phú Quốc lên một tầm cao mới
Sự thiếu vắng các quần thể vui chơi giải trí tầm vóc quốc tế chính là nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam một thời gian dài chưa thể cất cánh, dù rất tiềm năng.
Chính vì vậy, năm 2020 chính là bước ngoặt, đánh dấu du lịch trong nước tiến lên một đẳng cấp mới. Với sự xuất hiện của VinWonders Phú Quốc. Sau VinWonders Nha Trang, VinWonders Phú Quốc mang tầm vóc và quy mô vượt trội: lớn nhất Việt Nam, hàng đầu Châu Á, sánh vai với các quần thể giải trí lớn trong khu vực và thế giới như Disneyland, Universal Studios tại Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Mỹ… (Xem thêm)
CTCP NHÀ ANN HOME – được uỷ quyền phân phối chính thức, nhận đặt cọc giữ chỗ. Ngoài ra đây cũng là đơn vị sẽ tư vấn giúp lựa chọn căn tốt và sơ duyệt hồ sơ vay ngân hàng cho khách hàng.
Hotline dự án: 0896.68.66.68
Bộ tứ quyền lực tại Phú Quốc
Hàng loạt điểm check-in hội tụ tại Bắc Đảo Phú Quốc: Vinpearl Phú Quốc, Casino Corona, Safari, VinWonders và Grand World … các điểm đến thu hút 99,9% lượng khách du lịch của Phú Quốc.
Khách hàng quan tâm đến các dự án của Vinpearl tại Phú Quốc có thể tìm hiểu và đăng ký để được tư vấn qua Hotline: 0896 68 66 68.
Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua nghị quyết thành lập TP Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang – Thành phố đảo đầu tiên tại Việt Nam.
Theo nghị quyết 1109/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021), thành lập TP Phú Quốc trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc.
TP Phú Quốc sẽ có 9 đơn vị hành chính gồm phường Dương Đông, phường An Thới và bảy xã gồm Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu ..
UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu phi thuế quan Phú Quốc. Tổng chi phí thực hiện dự án khu phi thuế quan dự kiến 6.830 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án là 5 năm.
Bài viết nổi bật